Có rất nhiều công cụ để chúng ta làm việc với ESP8266 module như ESPlorer, Arduino IDE. Trong bài viết này tôi sẽ trình bày cách sử dụng Adruino IDE để lập trình cho ESP8266 module.
Chuẩn bị :
Hardware :
- NodeMCU devkit - Link http://hshop.vn/products/kit-rf-thu-phat-wifi-esp8266-nodemcu (Sử dụng bộ Kit này rất tiện lợi, nó đã tích hợp sẵn giao tiếp USB-UART với chip điều khiển CH340G để chúng ta kết nối dễ dàng với PC qua cổng USB mà không cần mạch nạp USB to UART).
- Board test mạch, dây cắm, 01 đèn led, 01 điện trở
Software:
Bài viết này tôi sử dụng Windows để cài đặt, các bạn có thể tìm hiểu thêm cách cài đặt trên Linux tại đây http://playground.arduino.cc/Learning/Linux
- Arduino IDE - Link https://www.arduino.cc/en/Main/Software
- Cài bộ thư viện và esp tool cho Arduino IDE
* Chúng ta sẽ sử dụng cách online cho nó cập nhật và đồng bộ các thư viện tốt nhất
+ Khởi động Arduino IDE, Vào File→Preferences, vào textbox Additional Board Manager URLs thêm đường link sau http://arduino.esp8266.com/stable/package_esp8266com_index.json
Click OK.
+ Vào Tool→Board→Boards Manager, đợi một lát để chương trình tìm kiếm. Ta kéo xuống và click vào ESP8266 by ESP8266 Community, click vào Install. Chờ phần mềm tự động download và cài đặt.
+ Chương trình Demo nhấp nháy LED
Chọn Board để lập trình cho ESP8266:
Kết nối mudule ESP8266 vào cổng USB PC. Vào Tool→chọn các thông số kết nối như sau :
Note : Khi các bạn thiết lập đúng các thông số thì dòng màu đỏ ở dưới cùng của cửa sổ Arduino như hình vẽ là Ok, bây giờ chúng ta sẽ nạp code cho chương trình đầu tiên của chúng ta.
Nạp code chương trình nhấp nháy LED
Vì chúng ta sử dụng NodeMCU devkit đã tích hợp cổng microUSB nên chúng ta sẽ không cần phải chuyển vào chế độ nạp code, chỉ cần cắm vào cổng USB của PC là nạp được.
Sử dụng example blink có sẵn của Arduino IDE
Ok, bây giờ chúng ta sẽ nạp code vào ESP8266
Caution: Vì NodeMCU sử dụng đánh số chân khác với Arduino, do đó ta sẽ sử dụng số chân GPIO để lập trình theo map sau : (ví dụ: D0 sẽ là GPIO16)
+ Click vào Verify và Upload chương trình
Nếu không có lỗi, quá trình nạp code diễn ra trong vài giây tùy vào độ lớn chương trình.
Ok, "Hello World" ESP8266 của chúng ta đã hoàn thành rồi đó.
Chúc thành công !
No comments:
Post a Comment